Nội quy - Chính sách
Thống kê
Hôm nay : 33
Tháng 04 : 1.805
Năm 2024 : 21.725
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

LƯU Ý NHỮNG NGÀY ĐẦU ĐI HỌC CỦA CON TẠI TRƯỜNG MẦM NON

Trẻ em đến tuổi đi học mầm non là bước ngoặt lớn quan trọng của cả con và bố mẹ, cả những thấp thỏm, lo lâu, cả những hạnh phúc vỡ òa đều đầy đủ trong thời điểm này. Từ đây, con bước ra khỏi vòng tay chở che của bố mẹ để hòa nhập vào một môi trường mới hoàn toàn khác, môi trường không có bố mẹ ở bên cả ngày như trước nữa. Bất cứ trẻ nào khi đến tuổi đi học mầm non đều rất e dè, sợ hãi, mặc dù ở nhà có hoạt bát, năng động đến mấy. Bởi trước đó trẻ chưa được tiếp xúc với môi trường phải xa bố mẹ, có nhiều người lạ và phải thay đổi hoàn toàn nếp sống sinh hoạt như vậy. Hiểu được điều đó, tôi là 1 giáo viên dạy lớp 13 – 24 tháng tại trường Mầm non Diêm Điền muốn giúp cha mẹ chuẩn bị thật tốt tâm thế cho con để con hòa nhập tốt hơn và tự tin hơn khi đi học ở trường mầm non.

             Những ngày mới bắt đầu đi học, các bé dễ bị ốm, điều này khó tránh khỏi kể cả khi các bé khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt vì đi học là con bước vào một môi trường xa lạ với những thói quen sinh hoạt mới tinh, trẻ thường quấy khóc và điều kiện chăm sóc không thể bằng ở nhà, vì thế, các mẹ cũng không nên quá lo lắng, việc nên làm là hạn chế tối đa các nguy cơ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

             Hãy chuẩn bị tâm lý cho con thật kĩ trước khi quyết định cho con đi học, bắt đầu bằng việc cho con làm quen với những nơi đông người, tập và quan sát cánh con chơi với các bạn cùng tuổi khác, đặc biệt là thường xuyên cho con đến chơi ở ngôi trường mà con sẽ học làm quen với cô giáo, các bạn… Có khi, thái độ và cảm xúc của con khi đến chơi, thăm quan ở trường sẽ thay đổi hoàn toàn quyết định của bạn, vì cảm nhận của con về thầy cô, bạn bè mới là quan trọng nhất. Điều quan trọng, cha mẹ nên biết rõ lịch sinh hoạt của bé ở trường như: ăn, chơi, ngủ, làm quen với các hoạt động học của trường mà con sẽ học để dần dần hướng con theo thời gian biểu đó, đây cũng là một bước để giúp con không bị  thay đổi đột ngột nếp sinh hoạt khi đi học, giúp ích rất nhiều trong việc bảo vệ sức khỏe cho con. Khi con đi học, cha mẹ cũng nên chia sẻ kĩ những thói quen và tích cách của con với cô để giúp cô “hòa nhập” với con nhanh hơn

              Hành trang “nhập ngũ” của con đơn giản là một chiếc ba lô, và chiếc ba lô này sẽ thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ với con. Mẹ nên quan sát nơi để đồ của con ở lớp để mua ba lô cho phù hợp. Nhất thiết phải có địa chỉ, số điện thoại của bố hoặc mẹ và người thân ở gần trường bé nhất. Không nên ghi quá nhiều số điện thoại. Mẹ hãy chuẩn bị cho con ít nhất 2 bộ quần áo theo mùa, khăn thấm mồ hôi,… và thêm bỉm nếu con còn dùng bỉm. Cuối cùng, mẹ hãy cất vào ba lô của con một người bạn thú bông, hoặc đồ chơi mà con thích nhất, “người bạn” này sẽ an ủi con rất nhiều khi con đi học.

           Đối với những bậc phụ huynh việc cho con đi học khi tuổi còn quá nhỏ (tuổi mầm non) luôn luôn có cảm giác bất an, lo lắng về mọi mặt, đó là điều không tránh khỏi vì các bé sẽ có những thay đổi nhất định về mặt tâm sinh lý. Một đứa trẻ đến trường học tập và sinh hoạt trong môi trường tập thể không thể được chăm sóc chu toàn như một đứa trẻ chỉ có 1 mình với nào là ông bà, ba mẹ, hoặc có thêm 1-2 cô giúp việc. Vì vậy việc đứa trẻ tự chơi, tự phục vụ là chuyện rất bình thường trong môi trường chung ấy

  + Giúp người thân trong gia đình cùng phối hợp để chuẩn bị cho bé đi học, tránh việc bố muốn cho đi học, mẹ muốn cho ở nhà, hay mẹ muốn cho đi học, ông bà muốn được trông cháu. Sự bất đồng ý kiến trong gia đình cũng tạo tâm lý cho đứa trẻ cảm giác “đi học nửa vời”. Hôm nay có mẹ muốn cho đi, nhưng mẹ không có nhà ông bà lại bảo “thôi cho ở nhà chơi, bé thế mà bắt đi học làm gì?”…
  + Thường xuyên trò chuyện với bé về môi trường mới, tạo sự hứng thú, kích thích bé đi học vì có những điều mới mẻ.

* Khi bé lần đầu đến trường mầm non tất nhiên sẽ có nhiều vấn đề có thể xảy ra cho đứa trẻ khiến nhiều bậc phụ huynh không an tâm. Tuy nhiên thường gặp nhất là những vấn đề sau mà phụ huynh cần lưu ý:
  + Đa số (không phải tất cả) trẻ lần đầu đến lớp đều có phản ứng khóc, vì đến với một môi trường lạ, những người cũng xa lạ, và cảm giác bị người thân bỏ rơi.
  + Đối với trẻ nhỏ sẽ dễ bệnh, sốt hơn vì môi trường xung quanh, trẻ tiếp xúc với nhiều người. Đó là lý do nhiều phụ huynh cho trẻ nhỏ dưới 3 tuổi đi học hay thắc mắc trẻ đi học hay bị bệnh.
  + Chế độ sinh hoạt thay đổi, giờ giấc thay đổi khiến bé dễ uể oải hơn vì cơ thể của bé phải thích nghi với giờ giấc ở trường: giờ ăn, giờ ngủ, giờ chơi…
  + Chế độ dinh dưỡng ở trường cũng khác với ở nhà: khẩu vị, cách chế biến cũng khác, thực đơn thì được thiết kế chung và thay đổi theo tuần tháng. Không như ở nhà các bé ăn uống theo nhu cầu cá nhân. Chính vì vậy có nhiều trẻ sẽ dễ sụt cân trong thời gian đầu đi học.
  + Bên cạnh đó sẽ còn một vài điều khác nữa cũng có thể xảy ra như: bé trở nên sợ hãi, hay giật mình khi ngủ, hay khóc – la hét không chịu đi học…
Bố mẹ cần có những cuộc nói chuyện với trẻ xoay quanh nội dung: trường học là nơi như thế nào? Thầy cô giáo là ai, sẽ cùng con làm những việc gì? để giúp bé đến trường trong một tâm thế thoải mái hơn.

*  phụ huynh cần chuẩn bị những gì cho trẻ để trẻ đến trường một cách vui vẻ và tự tin hơn:
   + Để giảm bớt tình trạng bé bị sốc tâm lý khi ngày đầu đến trường đã bị gia đình “bỏ rơi”, chúng ta cần có sự chuẩn bị dần về mặt thời gian. Cho trẻ làm quen với môi trường mới như đến tham quan, đến trường chơi, vô lớp chơi với bạn. Thời gian đầu cho học nửa buổi, hoặc vài tiếng rồi về. Dần dần mới cho bé ở cả ngày.
   + Khi thấy trẻ khóc phụ huynh cố gắng tránh để bé nhìn thấy trong một khoảng thời gian nhất định để quan sát tình hình. Nếu thấy cô giáo đã dỗ được bé thì cố gắng để bé làm quen cô.

   + Tập cho bé có những thói quen ở nhà và tham khảo thêm chế độ sinh hoạt của từng độ tuổi. Về chế độ dinh dưỡng, thời gian đầu đi học một số bé có thể thích nghi ngay với chế độ dinh dưỡng ở trường và ăn uống tốt hơn ở nhà. Tuy nhiên có một số bé thì lại không hợp khẩu vị cũng như ăn uống không đúng theo yêu cầu độ tuổi ví dụ như có bé 3 tuổi vẫn ăn cháo, hay có bé 2 tuổi ăn đồ ăn phải xay nhuyễn như bột, hoặc có bé không chịu ăn rau, không ăn canh…

   + Thời gian đầu đi học, phụ huynh có thể cho bé ăn bổ sung thêm ở nhà nếu thấy bé ăn uống chưa quen khi ở trường hoặc chuẩn bị thêm phần sữa để bé uống bổ sung.
   + Có thể tập thêm cho bé việc đi vệ sinh (tiểu tiện) đúng nơi hay biết gọi người lớn.
   + Tập cho bé nhận biết đúng đồ dùng cá nhân của mình như: Cặp, giày, dép, quần áo bằng những ký hiệu riêng mà phụ huynh làm cho bé.
 - Khi cho bé đi học, phụ huynh cần trao đổi kỹ với giáo viên phụ trách lớp về những sở thích cũng như điểm đặc biệt của bé để cô giáo lưu ý như: thói quen khi ăn uống, ngủ, đi vệ sinh, những biểu hiện khi bé muốn gì, có bị dị ứng món ăn nào không? Tính cách của bé khi ở nhà…
 - Chuẩn bị đồ dùng cá nhân đầy đủ cho bé như: Cặp (balo), quần áo ít nhất 3 bộ/ngày, tã giấy (nếu bé có thói quen mặc ở nhà) sữa bột (hoặc sữa tươi) nếu trường không có chế độ sữa riêng cho bé…
 - Lưu những thông tin cần thiết của trường, lớp cũng như gửi lại thông tin của bé, của người thân tại trường trước khi giao bé cho các cô giáo.
 - Thời gian trẻ thích nghi tùy thuộc vào từng cá nhân của trẻ cũng như sự chuẩn bị và phối kết hợp của phụ huynh.

      Trên đây là một số vấn đề mà tôi muốn chia sẻ với những người bạn cũng như những phụ huynh quan tâm đến vấn đề cho con bắt đầu đi học tại trường mầm non.

* Sâu đây là một số hình ảnh minh họa:

 

Trẻ mới đi học còn khóc

 

 

 


Tác giả: Đỗ Thị Cúc - Nguyễn Thị Hoàn- GV lớp 13 -24T
Nguồn:Tổ Nhà trẻ Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 50 trong 10 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan